Cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả để bớt âu lo về tài chính

Quản lý tốt tài chính cá nhân là một kỹ năng mà ai cũng cần có để đảm bảo nhu cầu cuộc sống trong bất kỳ giai đoạn kinh tế nào. Cùng VBI “điểm danh” các cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả để bớt lo âu về tài chính nhé!

1. Phân bổ ngân sách chi tiêu theo tuần

Đầu tiên, nên lập một danh sách các khoản chi tiêu thiết yếu, chi tiêu không thiết yếu và các khoản đầu tư tích lũy hàng tháng. Sau đó, xác lập các khoản thu nhập hàng tháng, bao gồm tiền lương, thu nhập thụ động, lãi suất tiết kiệm hoặc đầu tư. Sau đó phân bổ ngân sách chi tiêu hợp lý.

Bạn có thể chia thu nhập của bạn thành 6 phần,  đựng trong 6 chiếc lọ khác nhau. Mỗi lọ sẽ phục vụ một mục đích cụ thể.

✓ Lọ thứ nhất (55%): Các nhu cầu thiết yếu. Quỹ này sẽ chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như tiền điện nước, tiền thuê nhà, tiền ăn, mua sắm cần thiết,…

Nếu bạn đang chi tiêu quá 55% cho mục này thì nên cân chỉnh lại cho hợp lý.

✓ Lọ thứ 2 (10%):  Tiết kiệm dài hạn. Phục vụ cho các mục tiêu tài chính dài hạn: mua nhà, xe, kinh doanh… Các bạn có thể mở tài khoản tiết kiệm hoặc nuôi heo.

✓ Lọ thứ 3 (10%): Đầu tư tài chính. Bạn có thể góp vốn kinh doanh, mua bất động sản, đầu tư sinh lời khác tạo thu nhập thụ động. Khoản tiền này giúp bạn đề phòng khi mất việc hay rủi ro tài chính xảy ra bất ngờ.

✓ Lọ thứ 4 (10%): Dành cho giáo dục. Đây là số tiền bạn có thể chi trả cho các khóa học kỹ năng, kiến thức và nâng cao tri thức bản thân. Tăng cơ hội có được thu nhập tốt hơn.

✓ Lọ thứ 5 (10%): Hưởng thụ cho cá nhân. Khoản này giúp bản thân thoải mái, thư giãn và tạo động lực cho những kế hoạch tới chẳng hạn như những chuyến du lịch nghỉ dưỡng sau thời gian dài làm việc, mua mỹ phẩm chăm sóc da,…

✓ Lọ thứ 6 (5%): Dành cho từ thiện. Khoản chi để từ thiện, giúp đỡ mọi người,… Bạn có thể giảm đi một ít cho khoản này nhưng không phải là cắt hẳn vì cuộc sống này vẫn cần sự chia sẻ.

Nếu chi phí cuộc sống mất cân bằng, ví dụ chi tiêu không thiết yếu chiếm tỷ trọng quá nhiều, khiến bạn không đủ tiền dành cho dự phòng hoặc các nhu cầu thiết yếu, thì bạn có thể điều chỉnh lại ngân sách phân bổ cho mỗi lọ.

 

2. Theo dõi chi tiêu hàng tháng

Sau khi đã đặt hạn mức chi tiêu cho từng khoản, bạn nên theo dõi chi tiêu mỗi ngày. Đây là bước cơ bản trong quản lý tài chính để bạn có thể biết nhu cầu chi tiêu tối thiểu của bản thân hàng tháng là bao nhiêu.

Bạn nên thống kê ngay sau khi vừa phát sinh việc thu chi, hoặc vào cuối ngày; và nên giữ lại các phiếu thu và hóa đơn để giúp bạn nhớ rõ con số cụ thể, tránh nhầm lẫn.

3. Bảy cách tiết kiệm chi tiêu hiệu quả

3.1. Tạo thói quen tiết kiệm tiền ngay khi có thể

Ngay khi có thu nhập, bạn nên tạo thói quen tiết kiệm ngay từ 10% đến 20% số tiền thu vào. Đây là số tiền mà bạn dành dụm cho chính bản thân cho những lúc khó khăn hoặc khi nghỉ hưu.

✓ Ngay trước khi nhận lương: bạn có thể đưa phần lớn số tiền còn lại từ tháng trước vào quỹ tiết kiệm. Đây là quỹ tiết kiệm dự phòng cho những lúc rủi ro không may xảy ra, như thất nghiệp, tai nạn, cấp cứu… Từ đó, bạn có thể dần dần xây quỹ dự phòng với số tiền tối thiểu 3 tháng chi phí sinh hoạt, đề phòng những lúc ‘bấp bênh’ không có thu nhập.

✓ Ngay khi nhận lương cuối tháng: sau khi đã trả hết tiền nợ, bạn có thể chia nửa số tiền còn lại, và đưa một nửa vào một tài khoản tiết kiệm 2 tuần. Tuy tiết kiệm ngắn hạn có lãi suất rất thấp, nhưng đây lại là một đòn tâm lý khá hiệu quả: số tiền trong tài khoản sẽ ngay lập tức ít hơn một nửa, khiến cho bạn ‘chùn bước’ mỗi khi muốn chi tiêu cho những món không thiết yếu vào 2 tuần đầu tháng. Hơn nữa, bạn có thể đảm bảo đủ tiền chi tiêu cho nửa tháng sau.

Lưu ý rằng, bạn có thể bật tính năng tiết kiệm tự động qua app. Điều này cho phép bạn đặt ra một khoản tiết kiệm cố định định kỳ, cứ đến ngày đó là sẽ tự động trích ra khoản tiền đó từ tài khoản chính để đưa vào tài khoản tiết kiệm tích lũy. Chức năng này rất phù hợp cho những ai hay quên tiết kiệm, không quen tính toán chi li.

3.2. Giảm thiểu chi phí sinh hoạt  

Chi phí ăn ở thường chiếm 60% – 80% thu nhập của người làm công ăn lương. Nếu có thể giảm thiểu chi phí này xuống khoảng 50% – 70%, bạn sẽ còn dư lại một khoản kha khá dành cho tiết kiệm hoặc đầu tư để tối ưu giá trị đồng tiền của bạn. Để làm được điều này, bạn cần học cách lên ngân sách chi tiêu hàng tháng thật sát sao. Bạn có thể tham khảo các kỹ thuật lên ngân sách chi tiêu 6 chiếc lọ đã nêu ở trên.

3.3. Hạn chế ăn ngoài

Ăn ngoài tiêu tốn khá nhiều tiền bạc, nhất là khi cả gia đình cùng nhau đi ăn. Ngay cả khi bạn độc thân hoặc sống một mình, nấu các món ăn đơn giản tại nhà cũng giúp bạn ăn uống  lành mạnh hơn, với cùng một số tiền hay thậm chí với ngân sách ít hơn so với khi đi ăn ngoài. Để tiết kiệm nhiều hơn, bạn hãy học cách nấu các món đơn giản hàng ngày tại nhà và cố gắng hạn chế ăn ngoài, trừ phí quá bận rộn không có thời gian nấu ăn.

3.5. Tái sử dụng/thanh lý hoặc trao đổi đồ cũ

Các món đồ cũ trong nhà đều có thể được tái sử dụng/thanh lý hoặc trao đổi đồ cũ. Điều này giúp bạn tiết kiệm tiền mua sắm vật dụng thiết yếu. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng mọi đồ dùng của mình một cách cẩn thận để kéo dài tuổi thọ vật dụng. Điều này giúp bạn không phải tốn tiền mua sắm quá thường xuyên.

3.6. Tận dụng khuyến mãi, mua gộp, mua sỉ

Những ai sành mua sắm sẽ biết tìm sản phẩm khuyến mãi, tìm ưu đãi mua gộp, mua sỉ, nhất là khi bạn đang là lao động chính trong gia đình, có người phụ thuộc phải chăm sóc. Bạn có thể tham khảo và lưu ý thông tin trên các sàn thương mại điện tử, lên danh sách món đồ cần mua, tận dụng các voucher và phiếu mua hàng để có thể mua sắm với giá ưu đãi nhất.

Tuy nhiên, cần lưu ý là bạn chỉ nên mua vừa đúng nhu cầu, tránh trường hợp sa đà vào việc mua sắm quá tay, mua cả những món không cần thiết.

3.7. Hạn chế vay mượn

Vay mượn tiêu dùng thường có lãi suất cao. Chẳng hạn, lãi suất thẻ tín dụng có thể lên đến 45%/năm, lãi suất vay ngân hàng là từ 6% đến 25% tùy từng ngân hàng, hình thức vay và mục đích vay mượn. Trước khi vay mượn, bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng nhu cầu và mục đích, nhất là nguồn thu nhập để đảm bảo trả nợ vay đúng hạn. Trễ hạn trả nợ sẽ đẩy bạn vào hoàn cảnh nợ chồng lên nợ, tạo nên gánh nặng tài chính, có thể ảnh hưởng đến an toàn tài chính và cân bằng cuộc sống.

Ngoài ra, bạn cũng nên giới hạn các khoản thanh toán nợ hàng tháng. Hãy dành một phút để tính toán xem ta chi bao nhiêu cho việc trả nợ hàng tháng. Rút ra bảng sao kê thẻ tín dụng và các báo cáo tài chính khác, kiểm đếm các khoản thanh toán nợ tối thiểu, sau đó so sánh con số này với thu nhập hàng tháng, ta sẽ có được câu trả lời. Nếu khoản thanh toán nợ không vượt quá 36% tổng thu nhập hàng tháng thì thật tốt, mọi thứ vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Nhưng nếu chúng ta đang chi tiêu từ 50% tổng thu nhập trở lên cho các khoản thanh toán nợ mỗi tháng, thì đã đến lúc thực hiện ngay một số điều chỉnh tài chính.

4. Mua Bảo hiểm sức khỏe VBICare là một giải pháp tài chính thông minh 

4.1. Tại sao nên mua Bảo hiểm sức khỏe VBICare? 

Bảo hiểm sức khỏe được xem là một trong những giải pháp dự phòng tài chính thông minh cho bạn và gia đình trước các biến cố về sức khỏe. 

Tham gia Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe VBICare là giải pháp tài chính thông minh giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình

Điểm ưu việt Bảo hiểm sức khỏe VBICare:

  • Chi phí chỉ từ 1.000đ/người/năm
  • Hạn mức bảo vệ lên đến 2 tỷ VNĐ/người/năm
  • Quyền lợi bảo vệ toàn diện bao gồm: Điều trị nội trú, phẫu thuật do bệnh; Điều trị ngoại trú; Thai sản; Nha khoa và Trợ cấp nằm viện do tai nạn. (Lưu ý: VBI chi trả bệnh có sẵn/bệnh đặc biệt)
  • Bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình: Người được bảo hiểm từ 60 ngày tuổi – 65 tuổi. Trẻ em được tham gia độc lập, không cần mua cùng bố/mẹ
  • Chi trả đồng thời BHYT: VBI sẽ chi trả các chi phí theo hóa đơn thực tế (sau khi đã trừ đi các chi phí BHYT đã chi trả) và không vượt quá hạn mức bảo hiểm.
  • Được chi trả tối đa 100% chi phí nằm trong phạm vi bảo hiểm, không phân biệt trái tuyến hay đúng tuyến. Bạn và gia đình có thể an tâm lựa chọn các bệnh viện có hệ thống cơ sở y tế chất lượng cao cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm trên toàn quốc.
  • Dịch vụ bảo lãnh viện phí trên toàn quốc: VBI sẽ bảo lãnh thanh toán trước các chi phí nằm trong phạm vi bảo hiểm.

Nếu không có Bảo hiểm sức khỏe, bạn và gia đình có thể tự trả 40% chi phí khám chữa bệnh trái tuyến. Điều này có nghĩa là, nếu không may gặp các vấn đề về sức khỏe, bạn sẽ phải bỏ tiền túi ra từ 1-5 triệu VNĐ/ngày cho viện phí tùy bệnh tình. Chưa kể, nếu có trường hợp khẩn cấp, bạn sẽ phải chi trả 2-5 triệu VNĐ để gọi xe cứu thương, chưa tính các phí chữa trị và thuốc men.

Ngược lại, nếu có Bảo hiểm sức khỏe, bạn và gia đình có thể sử dụng dịch vụ bảo lãnh viện phí để được đảm bảo về mặt tài chính và điều trị y tế kịp thời, giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn.

Tin tức liên quan