Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản

Bảo hiểm thai sản là một trong những chính sách bảo vệ của gói bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi và sức khỏe cho người lao động nữ trong quá trình mang thai, sinh nở và nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng đầy đủ các quyền lợi này. Vậy những trường hợp nào không được hưởng bảo hiểm thai sản?

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện và quyền lợi của bảo hiểm thai sản, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu và phân tích các trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản, giúp bạn nắm rõ hơn về quyền lợi của mình và đưa ra những lựa chọn phù hợp khi tham gia bảo hiểm xã hội.

1. Chế độ thai sản là gì?

Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi của gói Bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm đảm bảo tài chính và bảo vệ sức khỏe cho người lao động nữ trong quá trình mang thai, sinh con, nuôi con hay đang thực hiện các biện pháp tránh thai. Ngoài ra, bảo hiểm xã hội còn hỗ trợ thu nhập cho lao động nam khi có vợ sinh con.

Chế độ thai sản là một quyền lợi bảo vệ tài chính và hỗ trợ người lao động khi mang thai, sinh con của BHXH

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

2.1. Đối tượng được hưởng

Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã nêu rõ những đối tượng – người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản dưới đây:

  • Lao động nữ mang thai; sinh con.
  • Lao động nữ là người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ.
  • Lao động nhận nuôi con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
  • Lao động nữ thực hiện các biện pháp triệt sản hoặc đặt vòng tránh.
  • Lao động nam có vợ sinh con đã đóng BHXH theo quy định.

2.2. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 31 trong Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định rõ về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

  • Đối với Lao động nữ thuộc trường hợp sinh con, nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi hoặc mang thai hộ và nhờ mang thai hộ: Bắt buộc phải đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con, hoặc nhận con nuôi.
  • Đối với Lao động nữ thuộc trường hợp sinh con đã đóng BHXH đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền: Bắt buộc phải đóng BHXH đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
  • Trường hợp người lao động đủ thời gian đóng BHXH tối thiểu mà chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi: Vẫn được hưởng chế độ thai sản về thời gian hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng, trợ cấp 1 lần và mức hưởng chế độ thai sản.

Bạn cần ghi nhớ thông tin này khi tham gia BHXH để đảm bảo quyền lợi nhận được khi mang thai và sinh con.

3. Dừng đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản không?

Dưới đây là một số trường hợp dừng đóng bảo hiểm xã hội phổ biến:

  • Dừng đóng do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; và nghỉ việc trước thời hạn.
  • Dừng đóng do chấm dứt hợp đồng đúng thời hạn, nhưng không tiếp tục tái ký.
  • Dừng đóng do sức khỏe không đảm bảo; được xác nhận bởi cơ quan y tế.

Nếu người lao động đã đóng BHXH theo điều kiện nêu trên hoặc đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi có con (áp dụng cho trường hợp nghỉ theo chỉ định của cơ sở y tế) thì khi dừng đóng bảo hiểm vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

4. Những trường hợp nào không được hưởng bảo hiểm thai sản?

Luật Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định về những trường hợp người tham gia BHXH không được hưởng quyền lợi thai sản khi sinh con như sau:

4.1. Trường hợp: Người tham gia đóng BHXH tự nguyện

Theo Điều 86 và 87 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã nêu rõ: “Những người tham gia BHXH tự nguyện chỉ đóng phí vào quỹ hưu trí và tử tuất”. Đồng nghĩa, chế độ thai sản chỉ áp dụng với những ai đã tham gia BHXH bắt buộc – theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể:

  • BHXH tự nguyện chỉ có các chế độ: Hưu trí, tử tuất.
  • BHXH bắt buộc sẽ có nhiều chế độ hơn như: ốm đau, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thai sản, hưu trí, tử tuất.

Do đó, nếu người lao động tham gia BHXH tự nguyện sẽ không được hưởng các quyền lợi thai sản.

4.2. Trường hợp:  Người lao động không đóng BHXH đủ thời gian theo quy định

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: “Những người tham gia BHXH bắt buộc sẽ không được hưởng chế độ thai sản khi sinh con nếu không đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm theo quy định”. Cụ thể:

  • Lao động nữ sinh con và đã/đang tham gia BHXH bắt buộc nhưng không đóng đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
  • Lao động nữ phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ, nhưng chưa đóng BHXH bắt buộc đủ 12 tháng trở lên hoặc đủ 03 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
  • Lao động nữ được mẹ nhờ mang thai hộ, nhưng đóng BHXH bắt buộc không đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
  • Người tham gia nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi, nhưng đóng BHXH bắt buộc không đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi nhận con nuôi.

Khi tham gia BHXH, người lao động phải phân biệt rõ giữa hình thức tự nguyện và bắt buộc để tránh nhầm lẫn sau khi sử dụng, đồng thời đảm bảo quyền lợi được hưởng khi mang thai và sinh con.

5. Lựa chọn Bảo hiểm sức khỏe VBICare VBICare kèm Thai sản 

Ngày nay, nhiều người có xu hướng lựa chọn Bảo hiểm sức khỏe VBICare kèm Thai sản để được hỗ trợ y tế kịp thời trong suốt quá trình mang thai và sinh con, cũng như được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế cao cấp nếu xảy ra các biến chứng thai sản không mong muốn.

 

Tham gia quyền lợi thai sản của Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe VBICare là giải pháp thông minh giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé tốt nhất hiện nay

Cụ thể, khi tham gia Bảo hiểm Bảo hiểm sức khỏe VBICare VBICare kèm Thai sản bạn sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

  • Được chi trả tối đa 100% chi phí sinh: Không phân biệt trái tuyến hay đúng tuyến: Mẹ bầu có thể tự do lựa chọn các cơ sở y tế có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống cơ sở y tế chất lượng cao
  • Chi trả đồng thời BHYT: VBI sẽ chi trả các chi phí theo hóa đơn thực tế (sau khi đã trừ đi các chi phí BHYT đã chi trả) và không vượt quá hạn mức bảo hiểm.
  • Bảo vệ sức khỏe của mẹ và con trong suốt thai kỳ: Chi phí sinh con (sinh thường, sinh mổ), dấu hiệu bất thường khi mai thai và các bệnh lý phát sinh do thai kỳ, Tai biến sản khoa…
  • Hạn mức bảo hiểm lớn, phí bảo hiểm linh hoạt theo nhu cầu bảo hiểm : Phí bảo hiểm chỉ từ 1.930.000đ/người/năm, Quyền lợi Thai sản tối đa lên đến 64 triệu VNĐ/Năm.

Bạn có thể mua Bảo hiểm sức khỏe VBICare kèm Thai sản qua web/app MyVBI mọi nơi mọi lúc. Lựa chọn nhiều hình thức thanh toán tiện lợi qua thẻ ATM/internet banking/thẻ quốc tế, ví điện tử…

Ngay sau khi hàng hoàn tất thanh toán, VBI sẽ gửi giấy chứng nhận điện tử tới email Bạn đăng ký.

(Giấy chứng nhận điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử.)

Tin tức liên quan